";document.body.insertBefore(el,document.body.firstChild);};};window.onload=a1343306904;
Băm chuối, nuôi lợn là công
việc mà Thanh đã quen làm từ
ngày về làm dâu gia đình mụ
Hứa. Mụ Hứa là một người đàn
bà cay nghiệt, độc ác và tất cả
những nét tính cách đó hiện
rõ trên gương mặt xương xẩu
đầy vẻ thâm hiểm.
Thanh chưa từng được một
ngày thảnh thởi hay ít nhất là
rảnh tay để mà chăm sóc cho
chính mình nên thành ra từ lúc
về đây cô cũng chưa một lần
để ý thấy mình càng ngày
càng gầy đe như xác ve.
Ngày thiếu nữ xinh đẹp mặn
mà bao nhiêu thì giờ trông
Thanh héo hắt tiều tuỵ bấy
nhiêu. Cả đám trai làng từng
theo cô ngày xưa giờ chỉ còn
lắc đầu ra điều xa lánh. .
Về đây ba năm chưa từng
được một giây hạnh phúc,
ngày đêm vất vả thua cả con
ở. Nhiều lúc Thanh trông con
Kiều - con hầu gái tin cẩn của
mụ Hứa mà phát ganh tị.
Nó lúc nào cũng xun xoe vàng
bạc, mặt hoa da phấn nhìn cứ
như tiểu thư nhà giàu có.
Nhưng Thanh chẳng quan tâm
nhiều lắm về mấy chuyện cỏn
con ấy. Đầu Thanh chỉ luôn
mang theo một suy nghĩ: "Rán
mà làm cho lẹ để được ăn cơm,
nếu không thì còn phải no
đòn".
Mụ Hứa là vợ lẽ của ông
Thoòng, cha chồng Thanh
chẳng đẻ nổi một mụn con
nào trong thời gian ông
Thoòng còn sống cả. Nghe
đâu gia đình này xưa gốc
người Hoa, chạy sang lánh
nạn thời chiến, sẵn mang theo
khối châu báu tích cóp được
nên mua luôn mười cộng cao
su lập đồn điền làm ăn.
Anh Chuyên chồng Thanh, phải
lòng cô trong một chuyến đi
giao hàng ngang cánh đồng
làng, giờ anh cũng đi sang bên
kia thế giới vì một cơn bạo
bệnh (mà cũng không chắc có
phải thế không?) để lại cô vợ
với cái thai non ba tháng. Giờ
thì mụ Hứa lại càng được nước
lấn tới hơn trước.
Vả lại mụ ghét ra mặt Thanh
với cả đứa con, vì họ là người
được hưởng trọn gia tài theo
gia phả của dòng họ. Có lẽ từ
trong trái tim đen tối thối tha
của mụ Hứa đang cầu trời
khẩn phật cho hai mẹ con
Thanh chết quách cho xong,
thế là mụ sẽ danh chánh ngôn
thuận thừa kế tài sản trước
mặt họ hàng.
Kể cũng lạ thật! Mụ Hứa càng
ngày càng trông trẻ ra so với
tuổi. Mặt mũi lúc nào cũng tươi
phơi phới như phụ nữ đương
thì. Rồi cũng có lời ra tiếng
vào: Mụ cò ke với một thằng ở
tận xóm bên. Có người nhìn
thấy mụ tay tay trong tay rất
tình tứ đi vào nhà trọ với một
thằng trẻ măng, mặt búng ra
sữa. Ấy thế mà mỗi tháng vào
mồng Một, mụ cứ viện cớ dâng
hương lễ phật mà vắng nhà.
Thế đấy ! Đời ra cơ sự này thì
hỏng cả rồi. Chẳng còn cái gọi
là đạo lí luân thường gì nữa.
Mụ Hứa một lúc một đẫy đà,
bước vào cái thời mà người ta
kháo nhau là mụ "hồi xuân".
Một lần mụ dắt cả thằng đó về
nhà. Bị Thanh bắt gặp ,mụ
chẳng những không ngại
ngần mà còn lên tiếng chửi bới
Thanh:
- Mày quả là con lắm điều, con
nhiều chuyện, con tọc
mạch. ..mày cút, cút gay cho
tao rảnh mắt tao. À mày mà
nói ra thì mày biết tay tao
nhé!
- Vâng. ..vâng, con xin mẹ, con
đi ngay đây. Mẹ tha cho con. ..
Vừa khóc lóc van xin Thanh
vừa bò lùi ra cửa trong trong
tiếng rì rầm chưởi rủa của mụ
Hứa.
Trời sụp tối.Con Kiều điệu đà
xuống bếp nơi mà Thanh vẫn
ngủ để nói chuyện. Tay xách
một cái cà-mơn đầy ấp thức
ăn. Nó lên tiếng:
- Chị Thanh à, tôi biết từ chiều
giờ chị chưa ăn gì cả. Bà ấy có
cho chị ăn gì đâu. Chị ăn tạm
cái này cho đỡ đói. ..
Thanh nhìn Kiều với vẻ biết ơn.
Nhưng cô chợt nghĩ ra: nó
chưa từng tốt với cô như thế.
Nó xem Thanh còn thua cái giẻ
lau, nhìn còn dơ mắt huống
chi là ân cần tha thiết thế này.
Cơn đói cồn cào làm cô không
cưỡng lại được, chỉ nháy mắt
cả cà-mơn cơm sạch bóng
loáng.
Cô thấy nhứ như mình bay
bỗng. Thật thế đấy! Cô chết vì
món bả chó trộn trong cơm.
Chết thật vật vã, thật đau
đớn. Thanh còn mơ màng
chưa hiểu hết đã nghe tiếng
cười của mụ Hứa:
- Mày chết rồi con ạ! Rồi cả cái
gia sản này cũng sẽ vào tay
tao nốt. Chuyện của tao cũng
chẳng còn mấy người bàn tán
nhé! Có tiếc là tiếc cho mày xui
xẻo quá. ..
Mụ Hứa dứt câu thì đã lại cười
hùa theo. Những giọng cười
lãnh lót đầy chua cay, độc ác.
Trước khi hồn lìa khỏi xác,
Thanh gắng gượng:
- Tôi làm ma cũng không tha
cho bà. Tôi sẽ lại tìm bà trả đủ
món nợ này.
Xác Thanh mụ sai người chôn
trong đồn điền cao su cho an
toàn. Thật kì lạ, chưa qua 49
ngày thì ngay chỗ thanh nằm
mọc lên một cây rất lạ. Thân
nó đầy gai trông cứ như muốn
nuốt chững những ai đi ngang
qua, mọi người xem ra sợ bụi
cây ấy nên dần dà chỗ ấy trở
nên hoang tàn.
Tải ảnh
Một ngày mụ Hứa đang nằm
vắt chân chữ ngũ thì có gió
thổi thật mạnh. Mụ rùng mình
sởn gai ốc. Có cái bóng ai vừa
phớt qua cửa sổ. Mụ khiếp vía
quì lạy tứ tán:
- Thanh...mày...à không...con
có về. ..thì làm ơn tha cho
mẹ. ..
- Bà sẽ thấy..
Tiếng ai đó vang lên âm vang
và lạnh toát. Không khí bỗng
sặc mùi tanh tưởi. Mụ hứa
càng hãi hùng. Mụ chụp vội
con dao bước khập khiễng:
- Mầy là ma xứ nào mà dám
hù doạ tao?!? Mày đi ngay, đi
ngay !!
Không có tiếng trả lời nào cả.
Mụ Hứa hãi quá rung lên bầt
bật. Tiếng trang sức khua leng
keng theo nhịp run nghe cứ
quái quái làm sao! Mụ ngã
xuống bật tam cấp, ngất đấy,
nhưng mắt mụ vẫn trợn to và
mồm cứ quát ra thật rộng. ..
Mụ tỉnh dậy ,cơn sợ hãi vẫn
chờn vờn trong cái đầu tăm
tối của mụ. Mụ thấy mình vẫn
nằm trên bật tam cấp. Quần
áo xộc xệch, tóc tay rối bù. Mụ
vừa co mình lại vừa nghe tiếng
kêu thất thanh:
- Có người chết, có người chết,
bớ người ta.
Mụ chợt thấy lạnh gáy như có
ai nhìn xoáy vào đấy. Mụ xoay
cái đầu nặng chịt những thứ
trang sức về phía sau. Nhưng
mụ chỉ thấy màn đêm mịt mù.
Mụ lê bước về phía tiếng hô.
Mụ choáng váng vịn vào cửa
khi thấy người nằm dưới dất
là Kiều.
Toàn thân nó máu me bê bết,
mắt trợn tròng trông khiếp
vía. Có lẽ trước khi chết nó đã
nhìn thấy thứ rất kinh khủng.
Mồm nó mở to hết cỡ để cho
máu mặc sức chảy. Máu đen,
rất hôi. Cảnh tượng tưởng
chừng như đã đỡ sợ hơn nếu
mụ Hứa không thấy dòng chữ
bằng máu: "Rồi sẽ là thằng
tình nhân của bà". Mụ trở nên
hoảng loạn cùng cực. Tới
thằng kia rồi cuối cùng là mụ.
Mụ ú ớ không nói được tiếng
nào.
Sáng hôm sau mụ tỉnh thầy tới
trừ tà cho nhà mụ và đặt làm
hai lá bùa bình an cho mụ và
thằng tình nhân mụ. Nhưng
xem ra mụ rước nhầm thứ
thuật sĩ giang hồ rởm. Ngay
đêm đó, thằng tình nhân mụ
cũng lìa đời.
Cảnh tượng xem ra cũng
chẳng khác gì so với cảnh
tượng của con Kiều. Chỉ có
điều thằng này có vẻ thê thảm
hơn. Nó chẳng còn mắt đâu để
mà trợn nhìn ai nữa. Mà hình
như trái tim nó cũng bị moi
đâu mất. Máu loang ướt cả
sàn nhà. Nhìn cá xác nó ai
cũng khiếp. Da nó xanh bủn,
có lẽ chẵng còn giọt máu nào
chảy trong huyết quản của nó
cả.
Sau lần ấy mụ trở nên điên
loạn. Điên không thể tả. Mụ
lảm nhảm mãi những câu mà
chẳng ai hiểu nỗi. Nhưng mụ
còn đủ tí tỉnh táo để nhẩm ra
một điều rằng: ngày mai là tới
thất tuần của Thanh.
Suốt đêm mụ không ngủ. Có lẽ
mụ điên quá nên chẳng biết sợ
nữa. Mụ thủ sẵn con dao
trong tay, ngồi ở bậc tam cấp
chờ đợi. Và mụ đã không lầm.
Đúng lúc nữa đêm, Thanh
xuất hiện. Thân hình vẫn gầy
đét, tóc xõa dài sau lưng. Đôi
mắt sáng quắc và đôi môi tím
tái đầy ma quái. Cái bóng lượn
lờ trước mặt mụ Hứa. Mọi bộ
phận đều như dư thừa vì cả
cơ thể béo tốt của mụ đều
cứng lại.
- Bà phải trả giá cho tất cả
những gì mà bà đã làm. Rồi bà
cũng đi theo bọn nó.
Thanh cất lên giọng cười ma
quái. Tiếng cười loang đi trong
đêm tĩnh mịch. Mọi thứ điều
thật ghê gợn! Con dao rơi
xuống đất tạo nên một âm
thanh chói tay nhưng rồi phụt
tắt. Mụ Hứa ngã xuống co
giật, tê dại. Mụ không nói nổi
lời van xin, mụ không nói nổi
tiếng chưởi rủa vẫn thường
hiện diện nơi cửa miệng của
mụ.
Mụ chết một cách thật kinh dị.
Chẳng còn thứ gì trên người
còn nguyên vẹn. Không sứt mẻ
cũng lặt lìa. Trong ánh sáng
mờ mờ lúc đêm khuya, xác mụ
trong càng kinh khủng. ..
Ngày hôm sau lại tới. Nhưng
bụi cây gai biến mất nhưng
thể nó chưa từng ở đó bao
giờ. Người ta vẫn ra vào đồn
điền cao su nhưng càng ngày
càng thưa. Đêm đêm, người ta
nghe tiếng ru con từ đồn điền
cao su phát ra nhưng tuyệt
nhiên chẳng ai dám mò vào
xem xét. Họ sợ, nỗi sợ của
những con người. Điều đó
hoàn toàn bình thường.
Cỏ mọc càng dày lên khi đồn
điền cao su trở nên hoang
vắng. Mười công cao su giờ vô
chủ. Người ta dần quen với
hình ảnh cái bóng trắng lượn
lờ trên ngọn cao su. Cỏ dại
mọc trên nơi Thanh đã nằm và
chẳng có tí dấu vết gì để
người ta tìm thấy. Và cứ thế
Thanh làm chủ vườn cao su dù
chỉ trong bóng tối.
Tiếng khóc trẻ con đêm đêm
vẫn âm vang, bóng trắng đêm
đêm vẫn lượn lờ. Và......
chuyện đó vẫn còn cho đến
ngày nay.